Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Thân hành

là những hành động nơi thân khi thân làm mỗi công việc hằng ngày, v.v... Thân hành sự hoạt động. Sự hoạt động của thân có hai phần:

1- Thân hành ngoại là sự đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín hoặc làm tất cả mọi công việc dù lớn, dù nhỏ, dù nhẹ, dù nặng, v.



2- Thân hành nội là sự hoạt động trong nội thân như: sự hoạt động của tế bào; sự hoạt động của thần kinh; sự hoạt động của sự tuần hoàn máu; sự hô hấp là hơi thở ra vô, là sự hoạt động tự động của thân để tiếp nhận dưỡng khí bên ngoài tạo thành sức sống của cơ thể;hoạt động bài tiết chất thải; v.

… Về phần thân hành nội trong thân thì trong khi chúng ta tu tập xả ác pháp cho tâm thanh tịnh chỉ có điều khiển được hơi thở tức là về phần hô hấp, còn tất cả những sự hoạt động nội thân khác chúng ta không thể điều hành được.

Trong thân có rất nhiều hành động mà Đạo Phật lấy đó làm niệm để tu tập tỉnh thức gọi là Thân Hành Niệm. Cho nên khi sử dụng thân hành nội cũng như thân hành ngoại chỉ tu tập cho tâm được tỉnh thức mà thôi, chứ nó không phải thiền định gì cả.

Nương vào thân hành niệm là mục đích để tu tập tỉnh giác mà thôi, chứ nó không phải thiền định gì cả. Nếu hành giả tu tập mà cứ trên thân hành tập trung tâm thì sẽ bị ức chế, tâm bị ức chế thì sẽ rơi vào thiền tưởng và tu tập như vậy chẳng bao giờ có ly dục ly ác pháp, có nghĩa là chẳng bao giờ lìa hết tâm tham, sân, si.

Kinh nói: “Khi đi tới, đi lui, tỉnh giác; khi ngó tới, ngó lui, tỉnh giác; khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác, khi mang áo sanghati (tăng già lê) mang bát, mang y tỉnh giác; khi ăn uống, khi nhai, khi nếm tỉnh giác; khi đại tiện, tiểu tiện tỉnh giác, khi đi, đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng, đều tỉnh giác”.

Đây chỉ là những hành động chung của thân, xin xác định cho rõ ràng hơn để biết phản tỉnh lại các hành động nơi thân. Thân hành hoạt động gồm có ba nơi:

1- Thân,

2- Miệng,

3- Ý.

Như vậy muốn tỉnh giác trên thân hành thì hãy phản tỉnh lại thân, miệng, ý, là hãy chủ động điều khiển thân hành, khẩu hành và ý hành, khiến cho thân hành, khẩu hành, ý hành không có lỗi lầm, tức là Chánh Niệm, còn có lỗi lầm là có Tà Niệm.

Phản tỉnh lại thân hành, khẩu hành và ý hành là tỉnh giác, nói chung là chú ý (điều khiển) các hành động của thân.

Gợi ý